Báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2018 : Giá phòng bình quân tăng 2,8%

Kinhtenews - Vừa qua, Grant Thornton vừa công bố báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn tại VIệt Nam được thực hiện năm 2018 trình bày thông tin tài chính, hoạt động cũng như tiếp thị cho năm tài chính 2017 của các khách sạn và khu nghỉ dưỡng 4 và 5 sao tại Việt Nam. 

Hình ảnh có liên quan

Tổng quan ngành du lịch Việt Nam 

Việt Nam là một điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ 6 trên thế giới và nhanh nhất châu Á, theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới. Trong năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đã tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2016 và vượt kỳ vọng của Chính phủ năm thứ 2 liên tiếp. Tổng lượng khách đến tăng 19% từ 72 triệu lượt năm 2016 tới 86 triệu lượt năm 2017, trong đó, lượng khách quốc tế tăng 29%, được đóng góp chủ yếu bởi 1,3 triệu lượt khách Trung Quốc tăng thêm. Lượng khách nội địa tăng 18%. 

Ngành du lịch trong năm 2017 đã thu về 510,9 tỷ VNĐ tăng 27,78% so với năm 2016. Năm 2016, đóng góp trực tiếp cho GDP của ngành du lịch là 9,3 tỷ Đô la Mỹ, chiểm 4,6% tổng GDP. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng 6,2% trong năm 2018, sau đó tăng 6,1% hằng năm cho tới năm 2028 (nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, 2018) 

Châu Á vẫn là thị trường khách du lịch chính của Việt Nam, chiếm tới 76% tổng lượng khách quốc tế, trong số đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường lớn nhất trong suốt 3 năm qua, gộp lại chiểm trên 50% lượng khách nước ngoài tới Việt Nam.

Giá phòng bình quân năm 2017 đã tăng 2,8% so với năm 2016, từ 89,3 Đô la Mỹ tới 91,8 Đô la Mỹ. 

Sau sự sụt giảm nhẹ vào năm 2016, giá phòng bình quân của khách sạn 5 sao đã có dấu hiệu hồi phục, tăng 4,2% so với năm ngoái. Giá phòng khách sạn 4 Sao tăng ít hơn, ở mức ít hơn 1%. Khu vực miền Trung tăng mạnh nhất ở mức 5,7%, tiếp đó là khu vực miền Bắc ở mức 4,4%. 

Công suất phòng bình quân theo xếp hạng sao (2015 – 2017) 

Nhìn chung, công suất phòng có sự cải thiện với mức tăng khoảng 5% cho cả hai hạng 4 và % Sao (4,8% cho khách sạn 4 Sao và 5% cho 5 Sao) 

Doanh thu bộ phận phòng chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng Doanh thu, khoảng 60% và tăng nhẹ ở mức 1,8% so với năm 2016. Ngược lại, tỉ trọng doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 1,3% so với năm trước. Tỉ trọng doanh thu từ các hoạt động khác không có sự thay đổi nhiều trong hai năm. 

Cấu trúc chi phí hầu như không thay đổi giữa hai năm. Mặc dù lợi nhuận gộp của các bộ phận không có thay đổi đáng kể, song chi phí nhân sự của bộ phận Dịch vụ ăn uống và các bộ phận khác có xu hướng tăng. Xu hướng này cũng được thể hiện trong việc chi phí nhân viên bình quân năm 2017 tăng so với năm 2016. 

Chi phí lương, chi phí cho bộ phận quản lý và chi phí năng lượng là ba nhóm chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí không phân bổ - tổng cộng 81,5% vào năm 2016 và 78,9% năm 2017. Các khách sạn tham gia khảo sát có xu hướng chi nhiều hơn cho hoạt động bảo trì, marketing và bán hàng, thể hiện qua việc tỉ trọng cả hai chi phí năm 2017 đều tăng xấp xỉ 1% so với năm 2016. 

Nguồn khách du lịch (2015 - 2017) 

Năm 2016 ghi nhận xu hướng tăng ba năm liên tiếp của khách nội địa lưu trú tại các khách sạn cao cấp. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi trong năm 2017 khi tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đã vượt qua tốc độ tăng của khách nội địa (30% so với 13%) khiến cho tỷ trọng khách quốc tế lưu trú tại khách sạn 4-5 Sao tăng tới gần 81% vào năm 2017. 

Khách du lịch cá nhân và khách du lịch theo nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số khách lưu trú tại các khách sạn cao cấp: tổng cộng hai nhóm khách chiếm tới 60% tổng lượng khách. Nhóm khách thương nhân chiếm tỷ trọng lớn thứ ba với tỉ lệ tăng 0,5% trong năm 2017. 

Tỷ lệ khách dự hội nghị (MICE) có sự giảm nhẹ ở mức 0,2%. Tuy mức giảm không đáng kể, nhưng việc suy giảm trong 2 năm liên tiếp cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc thu hút phân khúc khách này chưa có nhiều kết quả khả quan. 

Kênh đặt phòng (2017) 

Cơ cấu đặt phòng năm 2017 không có nhiều thay đổi so với năm 2016, khi kênh đặt phòng qua công ty lữ hành và các nhà điều hành tour vẫn là kênh phổ biến nhất đối với các khách sạn 4 và 5 Sao với tỷ trọng mỗi kênh khoảng 33%. Ở các kênh còn lại, Kênh đặt phòng trực tiếp qua khách sạn có sự suy giảm nhẹ, đồng thời lượng đặt phòng qua kênh OTA và kênh doanh nghiệp tăng nhẹ. 

Tỷ trọng kênh đặt phòng của doanh nghiệp tăng từ 15,0% năm 2016 đến 16,1% năm 2017. Xu hướng tăng này có sự tương đồng giữa hai hạng sao. 

Việc tích hợp công nghệ số vào hoạt động của khách sạn có ý nghĩa quan trọng. Thống kê cho thấy có trung bình 89,8% khách sạn coi rằng việc tích hợp công nghệ số vào dịch vụ khách sạn sẽ là yếu tố làm thay đổi thị trường khách sạn Việt Nam. 

Thông tin chi tiết vui lòng tham khảo tại: grantthornton.com.vn
Minh Hy.
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: vnkinhtenews@gmail.com

Kinh tế News ©


Email: kinhtenews@gmail.com
Ghi rõ nguồn Kinhtenews khi phát hành lại những thông tin này!

Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà ACB, 10 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn Phòng Miền Nam: An Phú Plaza,117-119 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3
ĐT:....- Fax: .....