Kinhtenews - Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9, nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM vào khoảng 60.000 tỉ đồng, chiếm 3,9% tổng dư nợ.
Nghị quyết 42 giúp các ngân hàng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu. Trong ảnh là giao dịch tại một ngân hàng. Ảnh: DUYÊN PHAN
Nếu trừ ra số nợ xấu của ba ngân hàng 0 đồng (khoảng 20.000 tỉ đồng) thì nợ xấu trên địa bàn khoảng trên dưới 2%.
Ba ngân hàng 0 đồng đó là Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank).
Theo ông Minh, thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh xử lý nợ bằng nhiều biện pháp như bán nợ cho VAMC, trích lập dự phòng, xử lý tài sản đảm bảo, xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho VAMC.
Tuy nhiên do hành lang pháp lý chưa hoàn thiện nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ xấu.
"Các ngân hàng xử lý nợ xấu yên chứ chưa ổn, vì ngân hàng vẫn phải trích dự phòng rủi ro khá lớn từ đó tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng", ông Minh nói.
Ông Minh cũng cho biết thêm việc bán sản đảm bảo cũng gặp khó khăn về mặt pháp lý vì phải thông qua cơ quan tố tụng, tòa án và mất rất nhiều thời gian. Nhiều vụ việc phải xử lý trong thời gian dài, trung bình từ 3-5 năm.
"Nghị quyết 42 giúp giải quyết nhiều bất cập mà thời gian qua các ngân hàng gặp phải, cho phép các ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý nợ cũng như giúp phát triển thị trường mua bán nợ và giúp ngân hàng kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh", ông Minh đánh giá.
A.HỒNG
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
vnkinhtenews@gmail.com